CỔNG THÔNG TIN CỦA BỘ Y TẾ VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19

Đối tượng nào được dùng thuốc Remdesivir chữa COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế?

13/08/2021 07:00 (GMT+7)

Các bệnh viện chỉ được sử dụng thuốc Remdesivir chữa COVID-19 sau khi có sự đồng ý của bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân.

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các đơn vị được phân bổ, sử dụng thuốc Remdesivir trong điều trị COVID-19 hướng dẫn triển khai sử dụng thuốc Remdesivir.

Theo đó, các bệnh viện phải thông báo với bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân các thông tin về việc thuốc được cấp phép nhập khẩu. Chỉ được sử dụng thuốc sau khi có sự đồng ý của bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân.

Thực hiện theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị và an toàn của thuốc, báo cáo các thông tin gồm: Số lượng thuốc đã sử dụng, hiệu quả điều trị, độ an toàn của thuốc Remdesivir gửi về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục Quản lý Dược) vào ngày 30 hàng tháng để tổng hợp và đề xuất Bộ Y tế bổ sung bổ sung hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19. Bộ Y tế đề nghị các cơ sở khẩn trương triển khai thực hiện và tổng hợp báo cáo Bộ Y tế

Theo hướng dẫn tạm thời sử dụng thuốc Remdesivir 100mg (5mg/ml) theo hướng dẫn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA Hoa Kỳ), Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA), thuốc Remdesivir chỉ định dùng cho người bệnh COVID-19 điều trị nội trú tại bệnh viện có suy hô hấp phải thở oxy, thở HFNC, hoặc thở máy không xâm nhập.

Những bệnh nhân COVID-19 nào được chỉ định dùng thuốc Remdesivir theo hướng dẫn của Bộ Y tế?   - Ảnh 1.

Chỉ được sử dụng thuốc Remdesivir sau khi có sự đồng ý của bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân

Thời điểm dùng thuốc Remdesivir

Trong vòng 10 ngày đầu từ khi khởi phát bệnh và nên phối hợp với Dexamethasone.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thuốc này ưu tiên sử dụng cho nhóm nguy cơ cao gồmngười trên 65 tuổi, người có bệnh nền, béo phì (BMI >25).

Bộ Y tế lưu ý không bắt đầu sử dụng thuốc cho người bệnh COVID-19 cần thở máy xâm nhập, ECMO.

Riêng đối với các trường hợp được điều trị bằng Remdesivir trước khi thở máy xâm nhập hoặc ECMO thì tiếp tục dùng Remdesivir cho đủ liệu trình.

Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ thuốc này chống chỉ định với trường hợp phản ứng quá mẫn với bất kỳ thành phần của thuốc; Suy chức năng thận eGFR < 30mL/phút; Tăng enzyme gan ALT > 5 lần giá trị giới hạn trên; Suy chức năng đa cơ quan nặng

 

Thận trọng sử dụng thuốc Remdesivir với phụ nữ có thai và cho con bú

Về liều và cách sử dụng

Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi, cân nặng > 40kg

Ngày đầu tiên: liều 200mg truyền tĩnh mạch trong vòng 30 – 120 phút, những ngày sau liều: 100mg truyền tĩnh mạch, trong 2-5 ngày. Đối với bệnh nhân không thấy cải thiện về mặt lâm sàng sau 5 ngày điều trị thì có thể điều trị tiếp liều này (100mg) cho đến 10 ngày.

Cách dùng: lấy 19 ml nước cất pha vào lọ thuốc Remdesivir 100mg để được 20 ml thuốc sau đó pha với 230ml Nacl 0,9% truyền tĩnh mạch trong vòng 30 – 120 phút.

Trẻ em < 12 tuổi, cân nặng từ 3,5 đến 40kg

Ngày đầu tiên: liều 5mg/kg/liều, những ngày sau liều: 2,5mg/kg/liều truyền tĩnh mạch, trong 2-5 ngày.

Đối với bệnh nhân không thấy cải thiện về mặt lâm sàng sau 5 ngày điều trị thì có thể điều trị tiếp liều này (2,5mg/kg/liều) cho đến 10 ngày.

Cách dùng: lấy 19ml nước cất pha vào lọ thuốc Remdesivir 100mg để được 20ml thuốc, lấy số lượng thuốc đã pha tính theo cân nặng pha với Nacl 0,9% để được nồng độ remdesivir 1,25 mg/mL, truyền tĩnh mạch trong 30-120 phút.

Trẻ em dưới 12 tuổi và cân nặng ≥ 40 kg: áp dụng giống liều của người lớn

Bộ Y tế lưu ý thuốc này thận trọng sử dụng với phụ nữ có thai và cho con bú: Chưa có dữ liệu đầy đủ. Không khuyến cáo trừ trường hợp lợi ích vượt trội so với nguy cơ.

Người suy giảm chức năng thận: Chưa có dữ liệu đánh giá, nhưng với eGFR ³ 30 mL/phút, không cần chỉnh liều.

Xét nghiệm enzyme gan ALT và thời gian prothrombin (PT) trước khi chỉ định.

Đặc biệt không truyền Remdesivir cùng lúc với các thuốc khác.

Hướng dẫn của Bộ Y tế cho biết thuốc này có các tác dụng không mong muốn như ; Các phản ứng do quá mẫn như rụt huyết áp, buồn nôn, nôn, chảy mồ hôi, rùng mình.

Nên lựa chọn truyền chậm trong 120 phút để hạn chế tác dụng không mong muốn…

Thái Bình

https://suckhoedoisong.vn/doi-tuong-nao-duoc-dung-thuoc-remdesivir-chua-covid-19-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-169210813002320181.htm

Đường dây nóng

Danh sách số điện thoại các bệnh viện

Bệnh viện Bạch Mai 09669 85 1616
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 0969 24 1616
Bệnh viện E 0912 16 8887
Bệnh viện Nhi Trung ương 0372 88 4712
Bệnh viện Phổi Trung ương 0967 94 1616
Bệnh viện Việt Nam - Thủy Điển - Uông Bí 0966 68 1313
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 0913 39 4495
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế 0945 31 3999
Bệnh viện Trung ương Cần Thơ 0907 73 6736
Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội 0982 41 4127
Bệnh viện Vinmec Hà Nội 0934 47 2768
Bệnh viện Đà Nẵng 9093 58 3881
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh 0967 34 1010
Bệnh viện Nhi đồng 1 0913 11 7965
Bệnh viện Nhi đồng 2 0798 42 9841
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai 0819 63 4807
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa 0913 46 4257
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa 0965 37 1515
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình 0989 50 6515
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn 0396 80 2226
Bệnh viện Chợ Rẫy 0977 010 200
Top